Thịnh Hành 5/2024 # Mẹ Bầu Bị Ung Thư Thực Quản Nên Ăn Gì Để Giảm Các Triệu Chứng Bệnh? # Top 8 Yêu Thích

Khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các triệu chứng: nuốt đau, nuốt khó; gầy sút cân nhiều; đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai; rát họng hoặc ho kéo dài; nôn; ho ra máu. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị ung thư thực quản trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị ung thư thực quản nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?

Ung thư thực quản bắt đầu trong các tế bào trong lòng thực quản. Theo thời gian, tế bào ung thư có thể lây lan; xâm nhập vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết quanh thực quản, nhanh chóng di căn vào hạch ngay khi bệnh còn mới và di căn xa khắp các mô của cơ thể như phổi, gan, xương. Việc quan trọng nhất trong điều trị ung thư thực quản là phối hợp về dinh dưỡng; chỉ định hợp lý đối với vị trí u, mức độ xâm lấn u.

Mẹ bầu bị ung thư thực quản nên ăn gì: Trứng gà

Với hàm lượng protein cao, trứng là thực phẩm cần được ưu tiên. Protein là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Trứng có nhiều protein, lòng trắng trứng gần như là protein nguyên chất. Lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, trong khi lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ôt và Selen rất lớn, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Những chất này rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự tăng trưởng tổng thể của thai nhi.

Những món ăn từ trứng cho mẹ bầu

Trứng gà sốt nấm

Trứng xào lá hẹ

Trứng hấp đậu phụ

Trứng xào khổ qua

Trứng cuộn thanh cua

Trứng cuộn rau củ

Trứng rán ngô

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng gà

Nên ăn trứng gà vào bữa sáng

Không nên ăn trứng gà sống

Không nên ăn quá nhiều

Không ăn trứng gà đã để quá lâu

Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà

Mẹ bầu bị ung thư thực quản nên ăn gì: Khoai lang

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản; nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột. Trong khoai lang có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin giúp cung cấp năng lượng đảm bảo hoạt động của thực quản. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A; giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Ngoài ra, khoai lang cũng ít calo và không có chất béo. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B-6, vitamin C và kali rất tốt; giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt; đào thải các chất độc hại. Khoai lang có nhiều chất xơ và với chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Những món ăn từ khoai lang tốt cho mẹ bầu

chè khoai dẻo

Khoai lang nướng

mứt khoai lang dẻo

bánh khoai lang

Khoai lang chiên vừng mật ong

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn khoai lang

Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.

Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.

Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.

Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Mẹ bầu bị ung thư thực quản nên ăn gì: Cải xoăn

Cải xoăn cung cấp hàm lượng vitamin A, C giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của cả mẹ và bé khỏe hơn. Điều này giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh ung thư. Cải xoăn có chứa các hợp chất giúp hấp thu axit mật, từ đó giảm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, cải xoăn còn có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin K và axit béo omega 3; giúp bổ sung các loại dưỡng chất vừa giúp cơ thể có thể giảm được một số tác dụng phụ của quá trình điều trị. Đồng thời, giúp cơ thể nhanh chóng thải những độc tố có hại ra bên ngoài.

Những món ăn từ cải xoăn tốt cho phụ nữ mang thai:

Canh cải xoăn sườn non cho mẹ bầu

Salad cải xoăn cho bà bầu

Sinh tố cải xoăn cho mẹ bầu

Cải xoăn xào thịt bò

Cải xoăn xào bắp cải tím

Súp cải xoăn

Lưu ý khi mẹ bầu ăn cải xoăn

Cải xoăn được liệt vào danh sách nhóm thực phẩm nhiễm nhiều thuốc trừ sâu. Vì thế mẹ bầu nên lựa chọn loại cải xoăn được sản xuất hữu cơ và luôn nhớ rửa sạch trước khi chế biến.

Mẹ bầu ung thư thực quản không nên ăn

Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị

Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa

Rượu bia và chất kích thích

Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật

Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn

Lưu ý cho mẹ bầu bị ung thư thực quản

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó mẹ bầu cần:

Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày

Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu