Đề Xuất 5/2024 # Triệu Chứng Ung Thư Đường Ruột Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 2 Yêu Thích

Ung thư đường ruột là căn bệnh rất nguy hiểm khi tỷ lệ mắc mới ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm qua những triệu chứng ung thư đường ruột sau thì bạn hoàn toàn có thể được chữa khỏi.

1. Triệu chứng ung thư đường ruột

Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những triệu chứng sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:

Thay đổi thói quen tiêu hóa

Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

Xuất hiện máu trong phân

Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.

Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.

Thiếu máu

Người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư ruột

Để chẩn đoán bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện và khám các triệu chứng lâm sàng. Nếu có nghi ngờ một khối u đang hình thành và phát triển trong hệ thống đường ruột, bác sỹ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa.

Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu

Nội soi: Thử nghiệm tốt nhất cho các bệnh ung thư đường ruột là nội soi. Tùy vào từng triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng, tá tràng hay toàn bộ hệ thống đường ruột. Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở niêm mạc đường ruột. Trường hợp có khối u, những hình ảnh nội soi giúp bác sĩ biết chính xác vị trí, kích thước, hình thái của khối u trong đường ruột.

Siêu âm ổ bụng: Siêu âm bụng được sử dụng để xác định ung thư đã lan ra gan hoặc siêu âm hậu môn mạc (ERUS) nếu các xét nghiệm khác cho thấy ung thư xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn.

Chụp CT hoặc MRI: Chụp cắt lớp vi tính CT tạo ra các hình ảnh ba chiều của một số cơ quan cùng một lúc và có thể được sử dụng để kiểm tra ruột. Chụp cộng hưởng từ MRI tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể và có thể cho thấy mức độ của bất kỳ khối u nào, thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ ung thư đang xâm lấn vào hệ bạch huyết và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Chụp PET: Trong chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào cơ thể. Khi được quét, các tế bào ung thư sẽ sáng hơn, giúp bác sĩ phát hiện ra các vị trí tế bào ung thư trong cơ thể. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp bác sĩ nghi ngờ ung thư chuyển sang giai đoạn di căn.

3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư đường ruột

Vì sao bệnh nhân mắc ung thư đường ruột? Theo thống kê từ những ca bệnh được chẩn đoán ung thư đường ruột, những lý do khiến căn bệnh này phát triển đó là do yếu tố di truyền, viêm đường ruột và do thói quen sinh hoạt.

Do di truyền

Do viêm đường ruột

Bệnh viêm đường ruột có thể do di truyền hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh. Người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm chứa dầu, mỡ, hóa chất và không xây dựng chế độ ăn sạch, uống sạch. Ung thư đường ruột do viêm đường ruột thường rơi vào những bệnh nhân độ tuổi 45 – 50.

Do thói quen sinh hoạt

Thói quen ở đây có thể đến từ thói quen ăn uống và thói quen luyện tập thể dục, thể thao. Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn với tần suất liên tục hay lười luyện tập thể dục, ít vận động khiến hệ thống tiêu hóa bị ngưng trệ gây nên chứng khó tiêu và hệ thống tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng ung thư ruột.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vị trí và kích thước khối u trong ruột mà bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Những phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay là:

Phẫu thuật

Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư đường ruột thường được bác sỹ chỉ định mổ để triệt tiêu khối u. Ở giai đoạn này, khối u chưa lan rộng sang các cơ quan khác và không ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Tùy vào vị trí của khối u mà bệnh nhân sẽ cắt một phần đường ruột hay cắt bỏ toàn bộ.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị thường được sử dụng trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đường ruột đến giai đoạn di căn. Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để giảm số lượng và kích cỡ khối u ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật.

Hóa trị

Ung thư có thể được ngăn ngừa tái phát bằng phương pháp hóa trị. Cách điều trị này có thể được áp dụng sau khi giải phẫu khối u ung thư trực tràng hoặc ruột kết giúp giảm nguy cơ mắc lại ung thư.

Theo thống kê, có tới 70% bệnh nhân ở giai đoạn này được chữa khỏi, trong đó tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chiếm từ 35- 60%. Tuy nhiên ngoài việc được phát hiện và điều trị bệnh ở mức độ nào thì kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân, chế độ chăm sóc…Do vậy người nhà hãy luôn ở bên cạnh động viên, giúp người bệnh có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật.

5. Ăn uống bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh

Những món ăn được sử dụng để chăm sóc cho bệnh nhân ung thư đường ruột sau khi điều trị cần được kết hợp phong phú nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều muối, thô, cứng và gây khó tiêu cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn. Những thức ăn được ưu tiên hấp thụ đó là món luộc và món hấp.

Nên chọn những thực phẩm tươi, sạch và ăn những thực phẩm chế biến từ gia cầm như thịt gà, ngan, trứng… hay món ăn nhiều chất dinh dưỡng như trứng, sữa.

Chất xơ là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư đường ruột. Nó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của người bệnh được dễ dàng hơn. Những rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, những chất chống oxy hóa rất tốt cho bệnh nhân ung thư vì nó giảm thiểu sự phát triển của tế bào ung thư xuống mức thấp nhất. Loại quả được bác sĩ khuyên sử dụng đó là quả màu đỏ, màu cam, hay vàng đậm như dưa hấu, dâu tây, cà rốt, cà chua, đu đủ.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng hàng đầu trong khi sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Chúng hấp thụ dịch dạ dày, làm giảm những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải như buồn nôn, nôn mửa.